Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Hiện nay có nhiều bệnh ở trẻ mà những bà mẹ không biết tưởng đây là những dấu hiệu bình thường ở trẻ con đặc biệt đối với chứng tăng động, mẹ không phát hiện sớm sẽ gây nguy hiểm cho bé.
Chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em  (AD/ADHD) hay còn gọi là hội chứng trẻ hiếu động và rối loạn hiếu động kém tập trung  đây là rối loạn  có tính chất tâm lý thường gặp ở trẻ em, khởi phát sớm và kéo dài.
chứng tăng động ADHD
ADHD thường xuất hiện sớm trong quá trình phát triển của trẻ  thông thường là trong năm năm đầu tiên khi trẻ bắt đầu sinh ra, mức độ thay đổi theo từng cá nhân nhưng sẽ có khuynh hướng giảm dần vào tuổi thiếu niên. Có không ít trẻ mắc phải chứng ADHD có chỉ số thông minh cao nhưng kết quả học tập không tốt  do kém chú ý, bất cẩn và hay quên. Tùy theo từng quốc gia mà chứng này mà tỷ lệ mắc bệnh là 3-17,6%, nam mắc gấp 3 lần nữ đó là những hành vi thái quá như bồn chồn, vặn vẹo, hay chạy nhảy leo trèo không thể ngồi yên, nói quá nhiều, trả lời trước khi chưa chấm rứt câu hỏi. Trẻ mắc bệnh ADHD được chia ra làm 3 loại là rối loạn phối hợp tăng động và giảm chú ý, rối loại trội về giảm chú ý và rối loại trội  về tăng động/ xung động.. Trẻ ở dạng kém chú ý có tỷ lệ thấp hơn so với dạng rối loạn phối hợp vừa tăng động/ xung động và giảm chú ý.
Các chuyên gia nghiên cứu khuyên khi trẻ có nhiều hơn 6 triệu chứng ở mỗi nhóm với thời gian kéo dài trên 6 tháng thể hiện ở ít nhất hai môi trường trong và ngoài gia đình thì bố mẹ hãy đưa trẻ tới các bệnh viện chuyên khoa thần kinh để được chuẩn đoán chính xác và điều trị một cách hiệu quả nhất.
Nguyên nhân mắc bệnh:
Tiếp xúc với một số độc chất trong thời kỳ mang thai như thuốc lá, rượu hay ma túy vì những chất này làm giảm sản xuất dopamine ở trẻ em hoặc các độc chất có trong môi trường như dioxine, hydrocarbure benzene….. cũng làm tăng nguyên nhân nguy cơ trẻ sinh ra bị hiếu động, kém tập trung. Hoặc do tai biến lúc sinh như sinh non, thiếu oxi lúc sinh làm  ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ. Cũng có nguyên nhân là do di truyền bởi đa số trẻ mắc chứng hiếu động  không tập trung thì trong gia đình có ít nhất một thành viên mắc chứng này, hơn nữa 1/3 số người đàn ông bị chứng hiếu động thiếu tập trung khi còn nhỏ thì con họ sau này  cũng mắc chứng này.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tăng động giảm chú  ý:
Không nhận biết được mong muốn của người khác: Dấu hiệu thường gặp của trẻ tăng động là không nhận biết được nhu cầu và mong muốn của người khác. Trẻ có thể cắt ngang lời người khác khi họ đang nói chuyện  và rất khó khăn khi chờ tới lượt.
Bồn chồn, không yên: Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý thường không thể ngồi yên. Các bé sẽ cố gắng đứng lên và chạy xung quanh, khi bị buộc phải ngồi xuống chúng thường liên tục ngọ nguậy hoặc vặn vẹo.
Thiếu tập trung: Trẻ mắc hứng ADHD sẽ gặp khó khắn trong việc chú ý ngay cả khi đang bị người lớn nhắc nhở.Trẻ ra vẻ đang nghe lời bạn nhưng khi được yêu cầu lặp lại thì trẻ không biết nói gì.
Không hoàn thành nhiệm vụ: Trẻ tăng động giảm chú ý có thể thích thú với nhiều thứ nhưng không theo thứ đó tới tận cùng thường thì trẻ sẽ bắt đầu một công việc những sẽ bỏ dở giữa chừng và quay sang sự chú ý khác.
Thông thường những trẻ mắc chứng không tập trung hiếu động lại mắc những chứng khác như:
Trầm cảm: người lớn và trẻ em đều bị như nhau nhất là những gia đình có nhiều người mắc chứng này.
Thiếu tự tin làm cho  trẻ khó thích nghi với môi trường sống và lớp học.
Hội chứng Tourette đây là những rối loạn thần kinh, biểu hiện bằng tật giật cơ, với những cử động không tự ý.
Trẻ bị tăng đôngj
Biện pháp trị liệu:
Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng: Nên cho trẻ ăn những thức ăn ít gây ra dị ứng để có thể cải thiện sự tập chung của trẻ. Nên tránh những loại thức ăn như sữa và các sản phẩm từ sữa, lúa mì, bắp, đậu nành, trứng, socola, đậu phộng và các thực phẩm có phụ gia nhằm ổn định thực phẩm và hóa chất,phẩm màu,cam, quit.
Dùng thuốc: Khi chuẩn đoán và xác định bệnh bác sĩ sẽ dùng thuốc cho bé giúp hệ thần kinh trung ương cải thiện được độ tập trung của bé.
Tâm lý trị liệu:  Một số trẻ mắc chứng không tập trung hiếu động sẽ hết khi trẻ lớn lên, một số khác thì có thể tồn tại suốt đời. Biện pháp tâm lý trị liệu cần sự hỗ trợ của gia đình thầy cô và bác sĩ trong thời gian dài.

Massage:  Massage  xoa bóp đặc biệt có lợi giúp thư giãn đối với những trẻ bị rối loạn không tập trung hiếu động. Được điều trị bằng phương  pháp massage  thư giãn sẽ giúp bé trầm tính hơn, ngủ ngon hơn, tránh được những cơn ác mộng khi ngủ, cải thiện hành vi và bé sẽ biết lắng nghe bố mẹ hơn.
Để phòng ngừa và phát hiện sớm bé bị tăng động mẹ phải chú ý trong quá trình chăm sóc xem những biểu hiện của con có giống chứng tăng động không, nếu đúng mẹ phải đưa bé tới bác sĩ và điều trị sớm để bé có thể khắc phục không ảnh hưởng tới sau này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Design by Hệ Thống Seo